Bất cập trong việc gắn thiết bị in chứng từ tại cây xăng

Bất cập trong việc gắn thiết bị in chứng từ tại cây xăng

Bất cập trong việc gắn thiết bị in chứng từ tại cây xăng

Bất cập trong việc gắn thiết bị in chứng từ tại cây xăng

Bất cập trong việc gắn thiết bị in chứng từ tại cây xăng
Bất cập trong việc gắn thiết bị in chứng từ tại cây xăng

Bất cập trong việc gắn thiết bị in chứng từ tại cây xăng

Từ ngày 1-7 tới, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải gắn thiết bị in chứng từ cho khách hàng theo quy định.

Tuy nhiên, không ít ý kiến nhận định, việc gắn các thiết bị in chứng từ sẽ gây tốn kém, tăng chi phí cho doanh nghiệp (DN), trong khi phần lớn người dân không có nhu cầu, sẵn sàng “xả rác” gây mất vệ sinh môi trường,...

Hướng tới văn minh, hiện đại

Theo quy định của Thông tư 15, việc in chứng từ mua bán cho mọi khách hàng là bắt buộc. Chứng từ phải bao gồm tên cơ sở bán xăng dầu, địa chỉ, cột, ký hiệu, số sê-ri của cột đo xăng dầu; phút, giờ, ngày, tháng, năm bán hàng; loại xăng dầu, số lượng, đơn giá, tổng số tiền đã bán,...

Điều này không chỉ góp phần nâng cao văn minh thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn giúp các DN khẳng định việc kinh doanh tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch hóa thị trường xăng dầu cũng như hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước thông qua các chứng từ để giải quyết các tranh chấp, dấu hiệu gian lận thương mại. Trưởng cửa hàng xăng dầu số 194 Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) Trần Trọng Khánh cho biết, ngay từ tháng 12-2017, cửa hàng đã lắp đặt các thiết bị in chứng từ tại sáu cột và “phủ lệnh in” tới 24 vòi bơm. Ở mỗi mã, nếu khách hàng cần sẽ được ấn lệnh và in ngay tại cột bơm sau khi kết thúc giao dịch. Tuy nhiên, ông Khánh cũng cho biết, chi phí lắp đặt các thiết bị liên quan tới việc gắn thiết bị in chứng từ khá cao. Các DN, đại lý nhỏ lẻ khi thực hiện quy định này đều phải cân nhắc, tính toán, nếu không sẽ gây khó khăn, giảm doanh thu đối với DN.

Trưởng cửa hàng xăng dầu Petrolimex số 56 (Hà Nội) Nguyễn Trung Đắc cho biết thêm, các cột bơm đã được kết nối qua mạng cho nên khi thực hiện sẽ rất nhanh. Hiện tại cửa hàng chưa lắp đặt trực tiếp tại các cột bơm; còn thông qua hệ thống máy tính và in tại khu điều hành chung đã được thực hiện từ lâu. Chỉ cần khách có yêu cầu, cửa hàng sẽ in và cung cấp ngay sau khi kết thúc giao dịch mua bán.

Bên cạnh những DN, cửa hàng kinh doanh xăng dầu có tiềm lực về tài chính đã và đang thực hiện việc lắp đặt thiết bị in chứng từ theo quy định, hiện còn khá nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu vẫn “im hơi lặng tiếng” và tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả của quy định này. Theo chủ một DN kinh doanh xăng dầu ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), các nước trên thế giới đã áp dụng việc in và cung cấp chứng từ bán lẻ xăng dầu cho khách hàng từ lâu và việc này rất phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại đang trong giai đoạn phát triển từng bước. Trước thói quen sử dụng tiền mặt thuần túy của người dân, ít đơn vị áp dụng phần mềm công nghệ hiện đại khiến cho việc thực hiện quy định này mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Muốn lắp đặt thiết bị in chứng từ, các DN sẽ mất khoản chi phí không hề nhỏ. Chẳng hạn, một DN có 18 vòi bơm (có thể tích hợp bốn vòi bơm trong một cột), chi phí cho 18 bơm này bao gồm 18 lệnh in, hệ thống truyền dữ liệu; bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên; chi phí về giấy nhiệt,... mà khoản này hiện chưa biết thanh toán vào đâu. Trong khi đó, mỗi lít xăng DN lãi được vài trăm đồng, giờ chịu chi phí như vậy sẽ mất lãi và chẳng DN nào muốn làm cả.

Vị đại diện DN nêu trên cũng khẳng định, việc áp dụng thí điểm lắp đặt máy in chứng từ tại các cột bơm xăng đã được triển khai thí điểm tại TP Hồ Chí Minh, thế nhưng sau khi bơm, người dân không lấy các chứng từ, tiện tay vứt luôn ra sân hoặc ven đường gần đó, gây mất mỹ quan và làm ô nhiễm môi trường. Điều đó cho thấy chứng từ này không có giá trị thanh toán, chỉ chứng minh thời điểm, ngày giờ mua hàng và làm căn cứ cho khách hàng nếu có phát sinh tranh chấp giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, những trường hợp này lại rất ít xảy ra. Do đó, thay vì phát hành chứng từ, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu làm sao để tờ giấy đó vừa có giá trị thanh toán (giống như hóa đơn giá trị gia tăng) vừa làm căn cứ giải quyết các tranh chấp phát sinh khi cần.

Xử lý nghiêm theo quy định

Theo các chuyên gia kinh tế, việc áp dụng in chứng từ giao cho khách hàng là sự hướng tới nền kinh doanh buôn bán văn minh, hiện đại. Thế nhưng, hiện tại quy định tại Thông tư 15 chưa thật sự phù hợp phong cách tiêu dùng của người Việt Nam. Người tiêu dùng không cần chứng từ mà phần lớn đều theo xu hướng cần hóa đơn. Đã ban hành quy định, tất yếu phải tổ chức thực hiện nhưng tính hiệu quả kinh tế ở đây không cao, chủ yếu hướng tới bán thiết bị, công nghệ. Trong khi đó, đầu ra muốn in bao nhiêu chứng từ, tích kê cũng được, cho nên muốn kiểm soát, để từ đó góp phần công khai minh bạch hóa thị trường, phải trang bị hệ thống tự động hóa để kiểm soát từng cột bơm, kết nối toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, người mua chỉ cần để ý về cây xăng, các thông tin liên quan sẽ có thể ngăn ngừa, loại bỏ được các hành vi tiêu cực.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, kinh doanh xăng dầu có ba yếu tố chính, gồm chất lượng, số lượng và phòng, chống trốn thuế. Trong hoạt động kinh doanh, muốn chống thất thu thuế phải dùng hóa đơn, chứng từ để kiểm soát, đối chiếu. Còn người tiêu dùng nhỏ lẻ rất ít khi cần chứng từ, chỉ có những DN lớn, cần thanh quyết toán mới lấy hóa đơn thanh toán. Do đó, cần phải nghiên cứu, tính toán xem việc in chứng từ như vậy có thật sự phù hợp, hiệu quả với đa số người tiêu dùng hay không. Bởi, khi lắp thiết bị in chứng từ, sẽ phát sinh các khoản chi phí, dẫn đến buộc DN phải chia sẻ chi phí và đương nhiên khoản này sẽ đè lên vai người tiêu dùng.

Đánh giá về việc thực hiện gắn thiết bị in chứng từ, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, ưu điểm lớn nhất của quy định in chứng từ là góp phần bảo vệ người tiêu dùng. Trong đó, ý thức của người tiêu dùng phải được hình thành dần khi Nhà nước đưa ra quy định và người tiêu dùng phải thực hiện quyền của mình. Giống như lúc đầu làm chứng từ ở các siêu thị, bây giờ tiếp đến xăng dầu, ban đầu có thể gặp khó khăn nhưng sẽ dần đi vào nền nếp. Đây là căn cứ để cơ quan quản lý bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra, các cửa hàng cũng có hướng dẫn để người tiêu dùng biết và thực hiện.

Mặt khác, việc này có thể giúp ngăn ngừa hành vi tiêu cực như “bơm chồng”, lấy mẫu xăng dầu để phát hiện trường hợp kém chất lượng. Sau đó, căn cứ vào những chứng từ bán hàng, có thể tính toán tổng gian lận và có giải pháp xử lý về hành vi gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Vị đại diện này cũng cho biết thêm, Thông tư 15 không quy định cụ thể "phải gắn thiết bị in chứng từ cho mỗi cột đo xăng dầu" và cũng không quy định cụ thể "phải in chứng từ sau mỗi lần bơm xăng dầu cho khách hàng". Vì vậy, trường hợp có nhiều cột đo xăng dầu tại một địa điểm, có thể sử dụng chung thiết bị in chứng từ cho nhiều cột đo xăng dầu nhưng không được gây nhầm lẫn cho khách hàng. Trường hợp cửa hàng kinh doanh xăng dầu vi phạm quy định cột đo xăng dầu phải có thiết bị in chứng từ bán hàng, sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP. 

Nguồn tin: nhandan.com.vn

Tin tức khác

backtop